giá quảng cáo Google Adwords, Bảng giá Seo, trung tâm anh ngữ, Anh văn giao tiếp, Quảng cáo Google Adwords, dịch vụ Seo, Seo website, Bảng giá Seo website, Quảng bá website, Đào tạo Seo
Mr Linh 01222334449 Ms Oanh: 01688809015 - Bình Định Mr Linh 01222334449 Email: giaiphapthuonghieu.org@gmail.com
Home » » Nỗi ám ảnh về sự “bỗng dưng biến mất”

Nỗi ám ảnh về sự “bỗng dưng biến mất”

Hàng chục ngàn học viên, sinh viên (HV, SV) của 26 trung tâm anh ngữ và Trường CĐ Nghề Việt Mỹ của Công ty Liên Việt Anh đã rất hoang mang khi Quỹ Đầu tư BAM (Blackhorse Asset Management) mua lại 80% cổ phần công ty, khi ban điều hành trường đột ngột nộp đơn từ chức. 


Tất cả nhân viên, HV, SV đều đang mang một tâm trạng mình “bị bán”. Dù rằng trên thế giới, các vụ mua - bán, sáp nhập công ty xảy ra thường xuyên. Một trong những thương vụ đình đám là Google mua lại website chuyên chia sẻ video YouTube hay Microsoft đề nghị mua lại Yahoo trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”, giúp mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh. 

Ở Việt Nam, các vụ sáp nhập công ty tuy có nhưng không nhiều. Thương vụ mua lại VATC có thể xem như vụ mua – bán đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục. Lẽ dĩ nhiên, khi BAM mua VATC đã nhìn thấy ở VATC một tiềm năng của một cơ sở có quy mô đào tạo lớn với hơn 15.000 học viên, 800 giáo viên và 500 nhân viên. 

Chiến lược phát triển VATC kèm sự cắt giảm nhân sự khi HĐQT công ty muốn cải cách bộ máy hoạt động để giảm bớt chi phí. Thế nhưng, HV, SV sẽ được lợi gì từ thương vụ trên, từ đổi mới điều hành của HĐQT dẫn đến hậu quả là hiệu trưởng, các trưởng khoa nộp đơn từ chức? 2 triệu USD tiền học phí mà HV, SV đã đóng sẽ được sử dụng ra sao, quyền lợi người học, chất lượng đào tạo có bị ảnh hưởng? Điều dư luận lo sợ hơn là VATC có giống SITC trong quá khứ hay STI mới đây (đều là trung tâm anh ngữ có 100% vốn nước ngoài do Bộ KH-ĐT cấp phép), cũng đã từng mở rộng quy mô đào tạo, rồi một ngày giám đốc SITC, STI bỗng dưng biến mất. 

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, khẳng định VATC sẽ không như SITC, STI vì các cơ quan chức năng đã làm việc trực tiếp với chủ đầu tư của trường. Ông Hoàng Ngọc Phan, Tổng giám đốc VATC cũng có vẻ hờn trách khi bị cảnh báo ngầm. Ông nói: “Danh tiếng của một số cá nhân trong HĐQT của BAM còn lớn hơn giá trị tài sản. Muốn cạnh tranh thì sản phẩm phải có chất lượng. Sau khi sáp nhập, chất lượng VATC vẫn là một câu hỏi cần phải có thời gian mới có lời đáp. Tuy nhiên, không nhà đầu tư nào ném tiền qua cửa sổ, BAM cam kết sẽ sử dụng tối đa nguồn lực để phát triển VATC vì chính lợi ích của bản thân họ”. 

Câu chuyện của VATC không chỉ đơn thuần là chuyện mua – bán, mà còn phản ánh nỗi ám ảnh của dư luận về sự “bỗng dưng biến mất” khi cơ chế quản lý các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đã từng gây nhiều thiệt hại cho HV. 

Như trường hợp của SITC, STI đặt công ty ở TPHCM, nhưng giấy phép xin ở Bộ KH-ĐT. Sở GD-ĐT TPHCM chỉ quản lý về nội dung, chương trình, Sở KH-ĐT TPHCM muốn thu hồi giấy phép cũng không thuộc thẩm quyền vì giấy phép không do sở cấp. Do vậy, khi SITC, STI bốc hơi, các cơ quan chức năng mới hay biết và bắt đầu vào cuộc điều tra. Chủ đầu tư “cao chạy xa bay” nên không ai bị pháp luật chế tài, chỉ có HV gánh chịu tổn hại. 

Trở lại câu chuyện VATC, trong khi các nhà giáo dục chưa thống nhất quan điểm giáo dục có phải là hàng hóa hay không thì thực tế đã có tập đoàn nước ngoài mua một cơ sở giáo dục tư nhân đang hoạt động. HĐQT BAM khẳng định họ đổ tiền vào để kinh doanh giáo dục, mà kinh doanh thì phải tính đến lợi nhuận. 

BAM thừa nhận không có kinh nghiệm làm giáo dục, nhưng họ sẵn sàng chi tiền thuê mướn các chuyên gia điều hành với mong muốn xây dựng một cơ sở đào tạo tầm cỡ quốc tế. Rõ ràng, nếu trường học hoạt động như mô hình công ty cổ phần (BAM cho biết trong tương lai, giáo viên VATC sẽ là những cổ đông), có chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu, chấp nhận sự chi phối của thị trường thì giáo dục không còn là dịch vụ công. 

Thực tế hiện nay, nhà nước chỉ bao cấp cho giáo dục bậc học phổ thông và kêu gọi sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ nhà nước ở lĩnh vực CĐ, ĐH qua các chính sách xã hội hóa giáo dục. Khi giáo dục là một “hàng hóa đặc biệt”, tất yếu sẽ có sự cạnh tranh để tự hoàn thiện, phát triển nâng cao chất lượng giữa các cơ sở đào tạo. Khi quan niệm giáo dục là một dịch vụ, nhà đầu tư giáo dục hưởng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi khi họ bỏ vốn vào lĩnh vực này, thì song song đó, vai trò quản lý của nhà nước cần phải hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho cả người học – những người luôn chịu nhiều thiệt thòi một khi cơ sở đào tạo nào đó “bỗng dưng biến mất”.
Trung tâm Anh ngữ I-CLC
Lầu 5, tòa nhà M-H, 728-730 Võ Văn Kiệt, Quận 5
Tel:  08.39225.990
Email:    info@i-clc.edu.vn
Web:     www.i-clc.edu.vn
Tel 08 39225 990 Hotline 0918 343 393  để biết thông tin ghi danh và đăng ký. 
Tạo khung comment G+ cho blogger->Seo website top 1 Google nhanh ->Quảng cáo trực tuyến hiệu quả
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Trung tâm anh ngữ | Anh văn giao tiếp | Quảng cáo Google Adwords | Dịch vụ Seo | Seo website | Bảng giá Seo website | Quảng bá website | Đào tạo Seo